GIỚI THIỆU VỀ  TƯ VẤN MUA BÁN DOANH NGHIỆP

Mọi thứ đều xoay quanh quản lý rủi ro và M&A cũng không ngoại lệ?

Chào mừng đến với HM.G, Trong xu thế hội nhập hiện nay thì việc mua bán và sáp nhập doanh nghiệp cũng góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập và tăng trưởng kinh tế của đất nước. 

Mua bán doanh nghiệp (Mergers and Acquisitions – Viết tắt là M&A) là hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp, nhằm giành quyền kiểm soát doanh nghiệp bị thâu tóm. M&A đang dần trở thành một xu hướng đầu tư phổ biến tại Việt Nam và là một trong những chiến lược kinh doanh của nhiều nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư, thương mại quốc tế.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định M&A. Đối với bên bán, việc bán sẽ giúp bên bán thu được một khoản vốn đầu tư, giúp doanh nghiệp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, xây dựng phương án kinh doanh với nguồn lực mới, v.v.. Đối với bên mua, việc mua doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho nhà đầu tư trong việc thâm nhập vào thị trường, nắm được bí quyết kinh doanh, dây chuyền sản xuất, giảm được thời gian gia nhập thị trường, v.v..

Đối tượng của M&A khá đa dạng, có thể là một phần, toàn bộ vốn hoặc tài sản cốt lõi của doanh nghiệp (thường là bất động sản hoặc các dây chuyền kinh doanh). Dựa trên các đối tượng của M&A, các hình thức M&A cũng trở nên đa dạng, bao gồm: Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách doanh nghiệp; mua bán một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ; mua bán tài sản.

Để thực hiện giao dịch M&A, nhà đầu tư phải tuân thủ nhiều quy định pháp luật khác nhau điều chỉnh từng khía cạnh của giao dịch như Luật cạnh tranh, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật chứng khoán, Bộ luật lao động, Luật kế toán, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, v.v.. Trong quá trình tư vấn, HM.G cùng đội ngũ sẽ cung cấp các tư vấn chuyên sâu giúp khách hàng lựa chọn đưa ra những quyết định phù hợp trong từng giai đoạn. Với cam kết chúng tôi có thể cung cấp hướng dẫn và hỗ trợ hỗ trợ pháp lý toàn diện cho khách hàng, đồng hành cùng sự thành công của khách hàng.

 

Quy trình mua bán doanh nghiệp thông qua sở hữu vốn điều lệ

Quá trình mua bán doanh nghiệp thông qua sở hữu vốn điều lệ. Để thực hiện các hình thức M&A thông qua sở hữu vốn điều lệ của doanh nghiệp, cả bên mua và bên bán đều cần lưu ý một quá trình gồm 6 bước để tránh các rủi ro, mất thời gian cũng như đảm bảo các điều kiện kinh doanh của công ty trong quá trình hoạt động.

Liên hệ với chúng tôi

Chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 24 giờ