GIỚI THIỆU DỊCH VỤ THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH

Đại điểm kinh doanh-Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng ủy quyền cho doanh nghiệp hoặc đại diện theo ủy quyền. Mặc dù được phép thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng chi nhánh chỉ là một đơn vị trực thuộc công ty, không có tư cách pháp nhân độc lập. Chi nhánh là loại hình đơn vị phụ thuộc duy nhất có thể xuất hóa đơn đỏ (hóa đơn giá trị gia tăng) và phải kê khai thuế giá trị gia tăng tương tự như công ty. 

  1. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty là gì?

Cũng giống như khi thành lập công ty, khi thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh công ty trước hết cần phải quan tâm đến điều kiện thành lập. Chỉ khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập chi nhánh công ty thì hồ sơ mới được xét duyệt và chấp thuận:

1.1 Điều kiện về tên

Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về tên của chi nhánh. Trong đó, tên chi nhánh phải đáp ứng các điều kiện về tên nêu tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp về việc tên trùng, tên gây nhầm nhẫn khi đặt tên doanh nghiệp:

– Không được đặt tên trùng (viết hoàn toàn giống) với tên tiếng Việt của công ty khác đã được đăng ký.

– Không được đặt tên gây nhầm lẫn với công ty đã đăng ký: Đọc giống; không được trùng tên viết tắt với công ty khác; trùng tên bằng tiếng anh của công ty khác đã đăng ký…

Ngoài ra, ngoài tên tiếng Việt, chi nhánh còn có thể đăng ký bằng tên tiếng nước ngoài, tên viết tắt nhưng nếu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch từ tiếng Việt sang một trong các ngôn ngữ thuộc hệ La-tinh. Còn tên viết tắt thì viết tắt từ tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài.

Về cấu trúc tên chi nhánh, Điều 40 Luật Doanh nghiệp quy định, tên chi nhánh phải kèm theo cụm từ chi nhánh, phải được gắn với trụ sở chi nhánh và được in/viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp.

Đặc biệt: Phần tên riêng trong tên chi nhánh không được sử dụng cụm từ công ty hay doanh nghiệp.

1.2 Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh

Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp năm 2020 khẳng định:

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó, với ngành nghề của chi nhánh thì bắt buộc phải đúng theo ngành nghề của công ty. Nếu muốn kinh danh ngành nghề khác thì trước hết công ty phải bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh.

  1. Thủ tục thành lập chi nhánh hiện nay?

Tiêu chí Nội dung
Căn cứ pháp lý – Luật Doanh nghiệp năm 2020;

– Nghị định 01/2021/NĐ-CP;

– Thông tư số 47/2019/TT-BTC.

Cơ quan tiếp nhận Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt chi nhánh.
Cách thức thực hiện – Nộp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;

– Nộp qua dịch vụ bưu chính;

– Nộp qua mạng thông tin điện tử: https://dangkykinhdoanh.gov.vn

Các bước tiến hành Bước 1: Chuẩn bị điều kiện thành lập chi nhánh

Bước 2: Soạn hồ sơ thành lập chi nhánh

Bước 3: Nộp hồ sơ thành lập chi nhánh và lệ phí

Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận

Bước 4: Các thủ tục sau thành lập như khắc dấu, khai và nộp thuế, làm biển và treo biển, mua chữ ký số điện tử,…

Thời hạn giải quyết Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Kết quả Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh
Phí, lệ phí – Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần (Thông tư số 47/2019/TT-BTC). Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử.

– Lệ phí công bố thông tin doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần (Thông tư số 47/2019/TT-BTC).

Liên hệ với chúng tôi

Chúng tôi sẽ trả lời bạn trong vòng 24 giờ